VĂN KHẤN LỄ TAM TOÀ THÁNH MẪU CẦU MAY HAY NHẤT

VĂN KHẤN LỄ TAM TOÀ THÁNH MẪU CẦU MAY HAY NHẤT

1. Tam Tòa Thánh Mẫu là vị thần nào?

Tam Tòa Thánh Mẫu là ba vị nữ thần quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, bao gồm Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Đệ Nhất, cai quản trời), Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị, cai quản núi rừng), và Mẫu Thoải (Mẫu Đệ Tam, cai quản sông nước). Ba vị Thánh Mẫu đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên và giữ vai trò bảo hộ, phù trợ con người, giúp mang đến sức khỏe, bình an và may mắn.

Tam Tòa Thánh Mẫu là vị thần nào?
Tam Tòa Thánh Mẫu là vị thần nào?

2. Ý nghĩa cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu là hành động thể hiện lòng thành kính, biết ơn và mong cầu sự che chở của ba vị Thánh Mẫu. Nghi lễ này có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp con người hướng đến cuộc sống an lành, cầu cho sức khỏe, may mắn, tài lộc và sự phù trợ trong công việc, đời sống.

3. Cách sắm lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu

Lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu thường bao gồm mâm lễ với hương, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau, vàng mã, bánh trái, và các lễ vật tùy chọn như xôi, thịt, nước. Lễ vật cần được sắp xếp gọn gàng, thành kính để thể hiện lòng tôn kính đối với ba vị Thánh Mẫu.

4. Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu cần trang nghiêm và thể hiện lòng thành. Gia chủ thường cầu xin sức khỏe, sự an yên, may mắn và phù trợ từ các Thánh Mẫu trong việc bảo vệ gia đình, công việc và cuộc sống.

5. Lưu ý khi dâng lễ Thánh Mẫu

  • Khi dâng lễ, gia chủ cần ăn mặc trang trọng và giữ thái độ nghiêm túc, thành kính.
  • Lễ vật dâng cúng nên được chọn lọc kỹ càng, tránh các món có mùi nồng, khó chịu.
  • Đọc văn khấn với lòng thành tâm và tôn trọng, không nói cười lớn tiếng hoặc làm mất trật tự khi dâng lễ.

Lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu là dịp để con người gửi gắm lòng thành kính, cầu mong sức khỏe và sự may mắn cho cả gia đình.

1 Tam Tòa Thánh Mẫu là vị thần nào?

Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở hầu hết các đền, điện, phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ. Như tên gọi thì Tam Tòa Thánh Mẫu gồm 3 vị Thánh Mẫu là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.
  • Mẫu Thượng Thiên hay Mẫu Đệ Nhất là vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, có quyền năng tạo ra mưa, gió, sấm chớp, nghĩa  là cai quản Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Mẫu Thượng Thiên chính là bà chúa Liễu Hạnh đã 3 lần giáng trần. Vì là người có quyền năng thống lĩnh tự nhiên, giúp ích lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt của nước ta nên đền thờ mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên có ở khắp nơi, nhưng lớn và linh thiêng nhất vẫn là nơi Mẫu giáng trần hoặc hiển linh, lưu dấu tích. Mẫu Thượng Thiên thường tọa ở chính giữa tam tòa với màu đỏ đặc trưng và ngày hội chính là ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
  • Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn với quyền năng cai quản miền rừng núi, bà là vị Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ và chim, thú. Chính vì vậy, nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Ngày 20/9 âm lịch hàng năm đều diễn ra lễ hội Đền Đệ Nhị với hình ảnh vị Mẫu ngồi bên tay trái và mặc áo màu xanh. Mẫu Thượng Ngàn còn có nhiều tên gọi như Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa…
  • Mẫu Thoải hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy, cai quản miền sông nước, gắn liền với đời sống sông nước của người dân từ xưa tới nay. Thánh Mẫu Thoải thường tọa bên tay phải của ban thờ Tam Tòa với hình ảnh Mẫu mặc áo trắng và ngày hội của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch hàng năm.
Tam Tòa Thánh Mẫu là vị thần nào?
Tam Tòa Thánh Mẫu là vị thần nào?

2 Ý nghĩa cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Như đã đề cập ở trên, lễ cúng Tam Hòa Thánh Mẫu là một trong những truyền thống tín ngưỡng tâm linh đẹp được gìn giữ từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Với sự thành tâm của mình, con người luôn hi vọng bằng những hành động tín ngưỡng, cầu nguyện sẽ được đấng thần linh và Thánh Mẫu phù hộ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, sự nghiệp.
Ý nghĩa cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Ý nghĩa cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

3 Cách sắm lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
  • Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ Mặn: Nếu bạn có quan điểm phải dùng mặn thì nên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
  • Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
  • Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam, không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
  • Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Cách sắm lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu
Cách sắm lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu

4 Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

5 Lưu ý khi dâng lễ Thánh Mẫu

Việc dâng lễ Thánh có thể vào bất cứ ngày nào trong tháng, hoặc khi có việc cần thiết phải cầu đảo, không cậu nệ ngày tốt xấu.
Như đã nêu trên lễ vật chỉ là phương tiện, tuỳ điều kiện hoàn cảnh, chỉ cần thành tâm, tuyệt đối không được nghĩ lễ ít chư Thánh không chứng.
Vào nơi đền phủ điện miếu là chỗ tôn nghiêm, cần ăn mặc chỉnh tề ngay ngắn, lời nói cử chỉ đúng mực, nếu có người trông nom nơi thờ tự nên đến xin phép chào hỏi rồi vào làm lễ, khi ra về cũng nên chào hỏi đầy đủ.
Tiền trần gian nên tự tay bỏ vào hòm công đức, nên đặt một đồng có mệnh giá lớn ví dụ 20 ngàn thay vì nhiều đồng nhỏ lẻ đi mỗi nơi để một đồng.
Lưu ý khi dâng lễ Thánh Mẫu
Lưu ý khi dâng lễ Thánh Mẫu
Bài viết liên quan